![]() |
Dương Khắc Linh chia sẻ niềm vui được lên chức bố. |
Dương Khắc Linh cũng hào hứng chia sẻ, gia đình nội ngoại hai bên đề rất vui vì mong chờ có cháu bế từ lâu.
Anh cũng tiết lộ, từ khi có em bé, cũng là lúc nghỉ ngơi ở nhà do khoảng thời gian dịch bệnh, nên hai người cùngnấu ăn, dọn dẹp, xem phim và làm việc. Dương Khắc Linh và Sara Lưu cũng chia sẻ về cuộc sống hôn nhân, do cả hai có nhiều điểm tương đồng trong tính cách nên vợ chồng không gặp nhiều khó khăn hay bất hòa, luôn biết nhường nhịn yêu thương nhau.
![]() |
Hai người bén duyên trong một chương trình, sau đó hẹn hò và kết hôn. |
Hiện tại, đang ở giai đoạn giữa thai kì, hai vợ chồng nam nhạc sĩ cùng nhau tìm hiểu những phương pháp dưỡng thai tốt nhất. Đôi vợ chồng cũng chuẩn bị tự tìm hiểu từ trước và được bạn bè tư vấn rất nhiều. Anh cho biết tự xem Youtube để cập nhật các thông tin mới, hiện đại, đầy đủ về việc chăm sóc vợ và con. Hai mẹ cũng hướng dẫn 2 vợ chồng thêm nhiều kinh nghiệm để ăn uống và chăm sóc sức khỏe cho em bé. Sức khỏe của Sara Lưu ổn định, nên hai người thu xếp cùng nhau đi du lịch và lưu lại những khoảnh khắc đẹp bên nhau trong lúc vợ mang thai.
Khi được hỏi về cuộc sống của hai vợ chồng trước và sau khi mang thai có gì khác, nam nhạc sĩ hào hứng thổ lộ mình nhận làm thay hết việc nhà giúp vợ. Dọn dẹp nhà cửa, nấu nướng, bê đồ anh đều tranh làm, vì không muốn để vợ phải làm nặng.
![]() |
Khoảnh khắc hạnh phúc bên nhau của hai vợ chồng. |
Nhạc sĩ Dương Khắc Linh bày tỏ thích thú và cảm động khi thấy vợ hàng ngày ôm bụng, nói chuyện với con. Anh cảm thấy có một sợi dây tình cảm hàn gắn giữa anh và các con trong bụng, đồng thời cũng cảm thông nhiều hơn với người phụ nữ khi họ mang nặng đẻ đau. Anh cùng vợ tìm hiểu rất nhiều cách dưỡng thai giúp thai nhi khoẻ mạnh, đồng thời hỏi thêm những người bạn đồng nghiệm đã có kinh nghiệm để chăm sóc mẹ và con được tốt nhất.
Anh cùng vợ cũng chưa mua đồ cho bé vì chưa biết giới tính. Tuy nhiên, nam nhạc sĩ khẳng định dù là con trai hay con gái đều yêu thương như nhau.
![]() |
Nam nhạc sĩ không giấu nổi niềm vui được lên chức bố. |
Khi được hỏi về các dự án giải trí tương lai, Dương Khắc Linh tâm sự anh cũng đang chuẩn bị một dự án âm nhạc riêng cho vợ trong năm nay. Tuy nhiên, mọi thứ vẫn phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của Sara Lưu, nếu ổn định sẽ thực hiện. Điều anh mong muốn nhất bây giờ là vợ và hai con thật khoẻ mạnh.
Cặp đôi Dương Khắc Linh - Sara Lưu gặp gỡ và bén duyên trong chương trình Giai điệu chung đôi, khi đó Dương Khắc Linh là giám khảo còn Sara Lưu là thí sinh. Hai người sau đó công khai hẹn hò.
Có nhiều người cho rằng họ yêu nhau để đánh bóng tên tuổi, song, vượt lên dư luận, cặp đôi đã có cái kết đẹp là một đám cưới vào tháng 6/2019. Họ thường xuyên chia sẻ những hình ảnh đời thường, đi du lịch, sự kiện cùng nhau.
Sara Lưu hát trong đám cưới với Dương Khắc Linh:
Tiểu Ngọc - Giang Vy
- Mới đây, trên trang cá nhân, Sara Lưu đã chia sẻ câu chuyện hài hước khi chồng là Dương Khắc Linh ‘quên vợ’ khi đi siêu thị khiến người hâm mộ bật cười.
" alt=""/>Dương Khắc Linh cảm động vì vợ ôm bụng bầu, nói chuyện với con hàng ngàyTạ Bích Loan là tác giả kịch bản và dẫn các chương trình Bảy sắc cầu vồng, Đường lên đỉnh Olympia, Người đương thờivà Khởi nghiệp... Chị từng được tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn là một trong 50 phụ nữ có ảnh hưởng tại Việt Nam.
Hiện nay, chị đang là Trưởng ban Sản xuất các chương trình Giải trí (VTV3), Đài Truyền hình Việt Nam. Bên cạnh đó chị là UV BCH Hội Nhà báo Việt nam.
Nhà báo, Tiến sĩ Tạ Bích Loan, Trưởng ban Sản xuất các chương trình Giải trí (VTV3), Đài Truyền hình Việt Nam.
Nhà báo Tạ Bích Loan cùng đồng nghiệp VTV đã thực hiện nhiều chương trình truyền hình chất lượng, công phu, cảm động, tạo được độ rung động mạnh mẽ đến khán giả. Những năm gần đây, với cương vị Trưởng ban VTV3, Tạ Bích Loan không còn dẫn nhiều vì bận công việc quản lý. Tuy nhiên, khi có những sự kiện và chương trình quan trọng, chị vẫn tham gia dẫn chương trình…
PV Dân tríđã có cuộc trò chuyện thú vị về nghề báo cùng nhà báo, MC Tạ Bích Loan nhân dịp 21/6.
Nhắc đến nhà báo, MC Tạ Bích Loan người ta vẫn hay thường gọi là "Người đàn bà quyền lực của VTV" hay "Người giữ kỷ lục nhiều show, chương trình ấn tượng nhất", nhưng tôi lại muốn gọi chị với một cái tên khác: "Nhà báo quốc dân" với những chương trình nhân văn, có sức lan tỏa tác động đến cộng đồng.
- Người ta gọi thế cho vui thôi kiểu nói ngược như "Bao giờ trạch đẻ ngọn đa".
Nên có thơ là: "Đàn bà quyền lực là gì? Có bằng đàn cá bơi đi bơi về/Đàn ông quyền lực là chi? Về nhà ăn tối có gì bảo nhau".
Vì sao Ban Sản xuất chương trình Giải trí lại làm nhiều chương trình có nội dung mang dấu ấn lịch sử - thời cuộc như "Đất nước trọn niềm vui", "Tiếng vọng tình yêu", "Nghĩa tình quân dân", "Quân khu số 1"…?
- Những chương trình giải trí trên truyền hình đại chúng, ở mức độ cao hay thấp đều phải mang dáng dấp của văn hóa tư tưởng. Bởi vì chương trình truyền hình tác động vào nhận thức của người xem đại chúng, và chương trình nào được làm ra nhằm thu hút sự chú ý của số đông cũng sẽ bao hàm một ý đồ và mang một ý nghĩa nào đó gửi gắm tới số đông.
Chính vì vậy cần có những chương trình mang tính định hướng về chuẩn mực đạo đức, văn hóa, lịch sử… dưới nhiều hình thức trong đó có hình thức giải trí trên sóng truyền hình Quốc gia. Liều lượng và cách thức như thế nào để đảm bảo sự thu hút khán giả chính là câu hỏi đối với những người làm báo.
Một lý do nữa là sự thôi thúc để làm các chương trình có dấu ấn lịch sử và tình yêu Tổ quốc chính là điều ẩn sâu trong mỗi người Việt Nam chúng ta. Điều đó cũng tự nhiên như nghĩa vụ của mỗi người con và cũng là vinh dự của mỗi công dân được nói lên những điều có ý nghĩa với dân tộc chúng ta, về quá khứ và cũng là về tương lai của đất nước mình.
Sự cần thiết có nhiều chương trình mang tính định hướng là rõ. Nhưng làm thế nào để nó thu hút công chúng, và đáp ứng nhu cầu giải trí sau ngày lao động mệt mỏi?
- Thông tin mang tính văn hóa, tư tưởng đều có khả năng thu hút sự chú ý của khán giả vì sự quan trọng và thiết yếu của nó, nếu như được trình bày một cách dễ hiểu, khơi gợi sự tò mò, thích thú của người xem.
Giải trí không chỉ là nghỉ ngơi, giảm bớt căng thẳng mà còn để có trạng thái tâm lý tốt, cân bằng tâm hồn, tạo sự phấn khích lạc quan. Chương trình giải trí hỗ trợ cho việc phát triển trí tuệ, hoạt động tư duy cũng rất phù hợp với tâm lý tiếp nhận truyền thông của đông đảo khán giả xem truyền hình sau những giờ lao động.
Ví dụ như xem "Vua Tiếng Việt" để thử phản ứng nhanh với ngôn ngữ, hoặc "Làng vui" để đoán ra những sản vật và nét đẹp văn hóa khắp các miền quê, thi tài với các em nhỏ trong "Trạng nguyên nhí" hoặc hồi hộp theo dõi ai thắng ai trong cuộc thi tài của công nhân trong "Giờ thứ 9+"…
Hay về "Quân khu số 1", đây là chương trình tôi tham gia bình luận. Nghệ thuật quân sự Việt Nam là một niềm tự hào, một tài sản quý giá được xây dựng trong quá trình giành độc lập tự do của dân tộc, thể hiện trí tuệ và bản lĩnh của những thế hệ người Việt Nam yêu nước, được phát huy rực rỡ trong thời đại Hồ Chí Minh. Ngày hôm nay trong thời bình chúng ta làm thế nào để gìn giữ và phát huy những di sản tinh thần đó? Thao trường với các tình huống huấn luyện sẵn sàng chiến đấu chính là nơi hàng ngày các chiến sĩ của chúng ta tự rèn luyện mình, từ kĩ năng đến phẩm chất tinh thần để trở thành những con người mạnh mẽ.
"Cuốn sách quân sự hay nhất với tôi là Bộ Hồi ký của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong đó đặc biệt đáng chú ý là cuốn "Chiến đấu trong vòng vây"", nhà báo Tạ Bích Loan chia sẻ.
Với những chương trình mang tính thông điệp và có giá trị văn hóa, lịch sử, chính luận thì cái khó chính là nghệ thuật trình bày chi tiết và câu chuyện, bằng những ngôn ngữ và chất liệu đa dạng để thu hút người xem. Đó là công thức mà các chương trình sự kiện lịch sử của Ban Sản xuất chương trình Giải trí đã áp dụng.
Hóa ra những chương trình ý nghĩa đó lại là… chương trình giải trí?
- Giải trí có nhiều kiểu. Tôi tin rằng báo chí có tính định hướng nhân văn mới có khả năng tránh khỏi áp lực của nội dung giải trí không thích hợp với nhu cầu của xã hội, loại bỏ những yếu tố không nâng cao những giá trị tinh thần tốt đẹp của con người.
Chúng ta cần nhiều hơn những chương trình tạo ra những cảm xúc tốt đẹp, tâm trạng lạc quan, khơi gợi hành động tích cực trong xã hội, nội dung gắn với định hướng văn hóa và tư tưởng, đồng bộ với nguyên tắc tôn chỉ mục đích của cơ quan báo chí của chúng ta.
Có chương trình nào chị dồn rất nhiều tâm sức nhưng lại không được như kỳ vọng?
- Liều lượng luôn là thách thức lớn khi bạn quá đam mê điều gì đó. Ví dụ với chương trình sự kiện trực tiếp thì tôi thường bị "lố giờ" và bị chê dài.